Đề xuất khám chữa bệnh tại nhà được thanh toán bảo hiểm y tế

Ngày 15/11,Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến dự án Luật sửa đổi,bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế (BHYT). Báo cáo về hướng tiếp thu giải trình sau khị đại biểu Quốc hội góp ý,Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh cho biết dự thảo đã bổ sung,làm rõ các hình thức khám bệnh,chữa bệnh mới được thanh toán BHYT như khám,chữa bệnh từ xa,tại nhà; y học gia đình. Đây là điểm mới so với dự thảo được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp 8.

Thảo luận tại hội trường hôm 31/10,đại biểu Hồ Thị Kim Ngân cho biết 95% người cao tuổi có thẻ BHYT. Tuy nhiên,trong số 5% người cao tuổi chưa được bao phủ,có những người từ đủ 60 tuổi đến dưới 75 tuổi không có lương hưu hoặc trợ cấp. Đây là nhóm dân số cần được quan tâm chăm sóc sức khỏe,tiếp cận dịch vụ y tế thuận lợi để có tuổi già khỏe mạnh. Do vậy,bà đề nghị bổ sung chính sách khám,chữa bệnh tại nhà được hưởng BHYT để phù hợp với định hướng phát triển y học gia đình Nghị quyết của Trung ương đã đề ra.

Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan (đại diện cơ quan chủ trì soạn thảo) khẳng định cần bổ sung chính sách khuyến khích khám,chữa bệnh từ xa trong diện hưởng BHYT. Việc này cũng nhằm thể chế hóa các quy định của Luật Khám bệnh,chữa bệnh và là giải pháp tốt để hỗ trợ y tế cơ sở phát triển. Tuy nhiên,Bộ Y tế cần tính toán chi tiết để đảm bảo khả năng thanh toán,nguồn lực thực hiện chính sách này.

Phó Tổng giám đốc Nguyễn Đức Hòa cho rằng khám bệnh từ xa đã chứng minh hiệu quả trong thời gian dịch Covid-19,song mở rộng dịch vụ này sang khám bệnh tại nhà lại đặt ra nhiều thách thức mới,đặc biệt là về cơ chế thanh toán bảo hiểm y tế.

"Liệu việc khám bệnh tại nhà có đảm bảo chất lượng chẩn đoán và điều trị như khi khám tại bệnh viện? Làm thế nào để ngăn chặn tình trạng lạm dụng dịch vụ khám bệnh tại nhà,và làm thế nào để đảm bảo tính công bằng trong việc thanh toán BHYT cho các hình thức khám chữa bệnh khác nhau?",ông Hòa nói,cho rằng đây là một vấn đề mới,chưa có nhiều quốc gia áp dụng và cần được nghiên cứu kỹ lưỡng trước khi triển khai rộng rãi.

Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh. Ảnh: Media Quốc hội

'Xóa bỏ địa giới hành chính' với chính sách hưởng BHYT

Bà Thúy Anh cho biết dự thảo được điều chỉnh quy định về mức hưởng BHYT trên cơ sở xóa bỏ "địa giới hành chính" trong khám bệnh,chữa bệnh,giữ ổn định mức hưởng theo quy định của luật hiện hành.

Cụ thể,người tham gia BHYT tự đi khám bệnh,chữa bệnh không đúng cơ sở đăng ký ban đầu vẫn được 100% mức hưởng tại cơ sở y tế cơ bản hoặc cấp chuyên sâu trong trường hợp chẩn đoán xác định,điều trị một số bệnh hiếm,bệnh hiểm nghèo,bệnh cần phẫu thuật hoặc sử dụng kỹ thuật cao theo quy định của Bộ trưởng Y tế.

Người dân tộc thiểu số và người thuộc hộ nghèo đang sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn,khi khám bệnh,chữa bệnh nội trú tại cơ sở khám bệnh,chữa bệnh cấp chuyên sâu cũng được hưởng 100%.

Phó chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị rà soát kỹ lưỡng,nhất là về thủ tục hành chính,nguồn lực thanh toán BHYT khi mở rộng diện hưởng để bảo đảm linh hoạt trong quản lý,điều hành.

Theo bà Thanh,chính sách "thông tuyến" khám chữa BHYT là nội dung mới,phức tạp,có tính đột phá. Cơ quan soạn thảo và thẩm tra cần dự liệu những vấn đề phát sinh trên thực tiễn để quy định trong luật,tạo cơ chế linh hoạt,khả thi khi vận hành chính sách. Dự luật sẽ được trình Quốc hội biểu quyết thông qua vào chiều 27/11.

Sơn Hà

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
© Bản quyền 2009-2020 Báo công ty      Liên lạc với chúng tôi   SiteMap