Muối tôm Tây Ninh 'về chung nhà' với Long An

Tây Ninh không giáp biển. Cũng không có nghề làm muối như các tỉnh ven duyên hải miền Trung,không có ngư trường đánh bắt tôm như Bạc Liêu hay Cà Mau.

Nhưng kỳ lạ thay,nhắc đến muối tôm,người ta lại nghĩ ngay đến Tây Ninh. Tôi thấy từ điểm thú vị này,có thể đặt ra một câu hỏi thú vị khi xét đến tương lai của địa phương này trong câu chuyện liên kết vùng.

Cụ thể là sáp nhập tỉnh Long An và Tây Ninh,hai địa phương giáp ranh,nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Nếu nhìn trên bản đồ,Long An có địa thế "chạm" vùng duyên hải. Dù không trực tiếp tiếp cận biển lớn như các tỉnh miền Tây khác,Long An vẫn có thể xem là cửa ngõ ra biển của Tây Ninh khi sở hữu mạng lưới giao thông thủy bộ đan xen,kết nối đến TP HCM,các cảng biển lớn và hệ thống logistics miền Nam.

Nếu nhìn dưới lăng kính của sự phát triển tổng thể,trong đó,tư duy liên kết vùng,khai thác lợi thế địa lý,tối ưu hạ tầng giao thông,tạo trục động lực mới là những khía cạnh cần được phân tích thấu đáo.

Tây Ninh nhiều năm qua vẫn luôn đối mặt với bài toán: phát triển nhưng thiếu một hướng ra. Với đường biên giới kéo dài,địa phương này chủ yếu phát triển du lịch,tâm điểm là núi Bà Đen... nhưng để đưa du lịch và nông sản vươn xa hơn ra thị trường quốc tế,họ vẫn cần một cú hích lớn về hạ tầng và kết nối.

Trong khi đó,Long An đang nổi lên như một hành lang logistic kết nối TP HCM với miền Tây,có hệ thống đường bộ,đường thủy và tiềm năng hạ tầng công nghiệp cao.

Nếu kết nối được thế mạnh địa đầu của Tây Ninh với của Long An,mô hình phát triển liên tỉnh có thể tạo ra một trục phát triển mới,giảm áp lực cho TP HCM,đồng thời đẩy mạnh thương mại,dịch vụ biên giới và xuất khẩu.

Quay lại câu chuyện muối tôm,từ một đặc sản tưởng chừng không thể có của vùng đất không biển,Tây Ninh đã chứng minh rằng,giới hạn địa lý không phải là rào cản nếu có tư duy sáng tạo,liên kết đúng hướng và cách làm phù hợp.

Trong tương lai gần,Tây Ninh không chỉ là tỉnh giáp biên mà còn là vùng kinh tế đang tìm cách hướng ra biển cả nghĩa đen lẫn nghĩa bóng. Bởi xét cho cùng,trong dòng chảy phát triển hiện đại,những vùng không biển vẫn có thể tạo sóng,nếu họ tìm được một dòng nước đủ mạnh để cùng hòa vào đại dương.

Huống gì,đã sẵn có dòng Vàm Cỏ Đông chảy từ Tây Ninh về Long An rồi ra biển Đông.

Quang Minh

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
© Bản quyền 2009-2020 Báo công ty      Liên lạc với chúng tôi   SiteMap