4 lần tái phát u bã đậu

Anh Dũng đến Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7 trong tình trạng u bã đậu sưng to vùng lưng,da căng tức,đau nhức dữ dội. Đây là lần tái phát thứ 4 khiến anh mệt mỏi,không muốn điều trị.

Lần đầu anh phát hiện u bã đậu ở lưng cách đây 5 năm,cỡ hạt đậu xanh,không đau. Khi u tăng kích thước căng bóng,gây đau nhức,có mùi trứng thối do viêm,anh được phẫu thuật tại cơ sở gần nhà để ngăn nhiễm trùng. 6 tháng và 10 tháng sau,tại vị trí u bã đậu cũ,xuất hiện u mới gây ngứa,sưng đau,anh Dũng phẫu thuật thêm hai lần nữa. Các lần mổ sau đều phức tạp hơn lần mổ đầu do u chồng lên vết sẹo cũ.

Ngày 10/4,BS.CKI Lê Ngọc Vinh,Đơn vị Ngoại Vú - Đầu Mặt Cổ,Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7,cho biết lần này khối u chứa nhiều mủ,cần rạch áp xe và dẫn lưu mủ ra ngoài.

Bác sĩ lấy mủ cấy vi khuẩn,xác định anh Dũng bị nhiễm vi khuẩn Klebsiella pneumoniae,cần phối hợp điều trị với nhiều loại kháng sinh,kết hợp lọc rửa vết thương mỗi ngày cho đến khi u khô ráo,hết áp xe,hết viêm trước khi phẫu thuật cắt trọn u.

Mỗi ngày,anh Dũng đều đến phòng khám để rửa áp xe. Bác sĩ Vinh dùng tăm bông lấy sạch bã nhầy,dịch mủ sâu bên trong. Khi dịch mủ chảy ít lại,bác sĩ tiếp tục vệ sinh để ổ áp xe để tránh tái nhiễm trùng. Đến ngày thứ 50,ổ áp xe,nhiễm trùng khô,bác sĩ Vinh tiểu phẫu cắt u và hai vết sẹo lồi của người bệnh.

Bác sĩ Vinh phẫu thuật cắt u bã đậu cho anh Dũng. Ảnh: Phòng khám Đa khoa Tâm Anh Quận 7

U bã đậu (u nang biểu bì) là nốt sần lành tính,chứa đầy dịch nhờn,gồm tế bào chết,vi khuẩn,mỡ. U có thể xuất hiện ở bất cứ nơi nào trên cơ thể như đầu,cổ,tai,lưng,tay,chân... phổ biến ở người 30-40 tuổi. Loại u này có thể tiến triển chậm và tồn tại trong nhiều năm. Bệnh xảy ra do tuyến nhờn bên trong da bị tắc nghẽn,dẫn đến ứ đọng bã nhờn ở nang lông,không phải do vệ sinh kém.

U bã đậu thường không có triệu chứng cho đến khi vỡ,chảy ra chất lỏng sệt màu vàng,mùi trứng thối,gây viêm,sưng,đau nhức,dịch mủ... U bã đậu khi vỡ có nguy cơ tái phát nhiều lần dù đã được phẫu thuật,kiểm soát viêm,áp xe...

Bác sĩ Vinh cho biết phương pháp điều trị u bã đậu hiệu quả nhất là cắt bỏ hoàn toàn khi u còn nguyên vẹn (chưa vỡ,viêm). Khi có u bã đậu kích thước nhỏ,chưa sưng,đau,vỡ... người bệnh nên khám và được bác sĩ phẫu thuật để lấy sạch u,giảm nguy cơ tái phát. U bã đậu lành tính nhưng phát triển dưới da,dễ nhầm lẫn với khối u ung thư. Người bệnh nên chủ động kiểm tra,khám để xác định loại u,tính chất u,từ đó theo dõi,điều trị phù hợp.

Nguyễn Trăm

Độc giả đặt câu hỏi về bệnh ung thư tại đây để bác sĩ giải đáp

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
© Bản quyền 2009-2020 Báo công ty      Liên lạc với chúng tôi   SiteMap