Có nên ăn cá chép cúng ông Táo?

Trả lời:

Cá chép đỏ gắn liền với truyền thuyết vượt vũ môn hóa rồng,được dâng cúng trong ngày ông Công ông Táo (23 tháng Chạp). Do đó,nhiều người quan niệm cá cúng nên phóng sinh để giữ thiêng liêng,nếu ăn thì trái với thuần phong mỹ tục.

Tuy nhiên,nhiều trường hợp cho rằng đây chỉ là vật phẩm bình thường được dùng trong lễ cúng. Sau khi cúng,họ có thể chế biến thành các món ăn bổ dưỡng.

Do đó,ăn hay không phụ thuộc vào quan niệm,nhu cầu và văn hóa của mỗi gia đình.

Nếu không muốn ăn cá chép cúng,bạn nên thả chúng ở những nơi sạch sẽ như ao hồ hoặc sông. Tránh thả ở nơi nước bẩn hoặc địa điểm không thích hợp để cá sinh sống.

Trên thực tế,việc ăn cá chép cúng cũng không phải là điều cấm kỵ tuyệt đối. Trong y học cổ truyền,cá chép có vị ngọt,chứa nhiều protein và vitamin. Ăn cá chép có nhiều lợi ích sức khỏe,đặc biệt là người bị ốm,phụ nữ mang thai. Tuy nhiên,loại cá chép nhỏ này không ngon,ngọt bằng cá to.

Lưu ý,khi chế biến,mọi người cần làm sạch,loại bỏ lớp màng nhầy trên da cá và lớp màng đen trong bụng. Tuyệt đối không ăn mật cá để tránh ngộ độc.

Cá chép có nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe,tùy theo quan điểm của mỗi người để sử dụng. Ảnh: Ngọc Anh

PGS.TS.BS Nguyễn Thị Lâm


Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia

Tuyên bố miễn trừ trách nhiệm: Bài viết này được sao chép từ các phương tiện khác. Mục đích của việc in lại là để truyền tải thêm thông tin. Điều đó không có nghĩa là trang web này đồng ý với quan điểm của nó và chịu trách nhiệm về tính xác thực của nó và không chịu bất kỳ trách nhiệm pháp lý nào. Tất cả tài nguyên trên trang web này được thu thập trên Internet. Mục đích chia sẻ chỉ dành cho việc học và tham khảo của mọi người. Nếu có vi phạm bản quyền hoặc sở hữu trí tuệ, vui lòng để lại tin nhắn cho chúng tôi.
© Bản quyền 2009-2020 Báo công ty      Liên lạc với chúng tôi   SiteMap